Monday 11 January 2010

Những Kỷ Niệm Một Thời

Những Kỷ Niệm Một Thời

Bất cứ ai trong đời, dù thế nào, cũng có những kỷ niệm buồn vui mà họ khó lòng quên bẳng đi được! Tôi cũng không ngoại lệ.

Khi tôi theo thân mẫu lên Nam Vang (Phnom Penh) để đoàn tụ với thân phụ tôi tại đây thì tôi không ngờ là ở ngay giữa thủ đô của nước Khmer –Cambodge tức là tiền thân của Campochia dưới thời Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Miên Lèo, lại có một nước Việt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.Về sinh hoạt, họ vẫn giử nguyên những nét “đặc thù” của quê nhà – nơi họ được sinh ra. Khoảng 1/3 dân số gốc Việt, có thể dùng 3 ngôn ngữ Việt, Pháp Miên.

Sau thới gian ngắn tạm cư tại khu phụ cận Pochentong (Phi trường Quốc tế của Campuchéa hiện tại) vì đời sống ở đây hổn tạp và xô bồ quá nên gia đình dọn lên vùng Sân Vận Động Lambert (gần tượng đài 2 hình).Căn nhà gia đình chúng tôi thuê lại tọa lạc phía trước nhà ông Hà Vĩnh Ph.(HVP) - Chủ sự Sở Địa Chánh (Cadastre) Cambodge. Tức nhiên là ông giàu có,
có kẻ hầu người hạ, ngay cả các con của ông đi học xa hàng 3 cây số (Chaseloup Laubat) vẫn có
phu xe kéo để đưa rước chúng hằng ngày.Ông đi làm bằng xe Citroën traction avant 11 chevaux ,
có chauffeur (tài xế) lái.Còn tôi vì là con nhà nghèo, nên không được cái “diễm phúc” đó. Tôi có
cái xe đạp bánh đặt cũng là may lắm rồi! Thời buổi chiến tranh Mỹ-Nhựt đời sống khó khăn mà!

Thế rồi thời gian trôi nhanh, gặp Mùa Nước Nổi đầu tiên, tôi học cách đánh bắt Cá Linh để vừa cặp gắp nướng ăn với rau thơm cho mỗi bữa cơm, vừa muối làm mắm để ăn quanh năm hoặc thắng lấy mỡ để đốt đèn thay dầu. Người nhà ông HVP thấy tôi “năng nổ” (tháo vác) vùa chăm chỉ học hành vừa tìm cách giúp cha mẹ trong những bữa cơm đạm bạc, nên
họ lân la muốn làm quen.Chỉ cách nhau cái dậu (không phải cái“Dậu Mồng Tơi” trong thơ của
Nguyễn Bính đâu à nghen..)
mà sao thấy xa xôi cách trở như vạn lý trường thành ở bên Tàu mà
phải mất gần bốn tháng mới có cơ hội để diện đối diện, chào hỏi nhau cho dù hằng ngày đi học vẫn trông thấy nhau.Thế mới biết, tuy gia đình ông HVP chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Pháp nhưng vẫn tìm ẩn tinh thần phong kiến rất ư nặng nề! Gốc Quảng Bình mà! (xin lỗi nhé).

Hôm đó là trưa Chủ nhật, nắng ráo nên bầu trời trong vắt.Vừa thả lưới vừa hái gương sen (của
vô chủ) bóc lấy những hột sen còn tươi, nhâm nhi thật là thú vị.Tôi nỗi hứng nghêu ngao bài “Bà
Tư Bán Hàng có Bốn Người Con…” vừa lần theo tay lưới thì …mèng ơi một con cua bị mắc lưới, đang cố vùng vẫy để thoát thân. Tôi nhào tới, trầm mình, nước ngập tới ngực và đang tìm cách giãi thoát con cua! Mỹ Linh/ Michelle (tên Việt của cô gái hàng xóm) đang đứng tựa lang cang trước hiên nhà sàn của cô (dường như cô ấy đang theo dõi xem anh chàng hang xóm đang làm gì thì phải!), thấy sao tự nhiên tôi thụp xuống, nên cô ấy tưởng rằng tôi bị hụt chưn (sắp chết đuối)….nên
cô la lên: Nguy hiểm! Coi chừng …..(cô ta ngừng lại – có lẽ không biết dùng từ Việt nào cho hợp với tình cảnh lúc bấy giờ) và cũng vừa lúc đó, tôi vặt được cả hai cái càng của con cua và ngoác cánh
tay ra phía sau lưng, kéo cái đụt (giỏ) tới trước bụng để bỏ cua vào. Thấy tôi làm có vẽ nghề quá nên trong giọng đùa cợt ML nói :“Coi bộ nghề quá hén! Bộ không sợ nó …kẹp sao?” Tôi không thích cái lối nói trổng kiểu đó của ML nhưng tôi cũng đáp chiếu lệ cho qua buổi: Có gì đâu! Nếu biết cách làm thì cũng dễ thôi.Nhưng liền sau đó, có lẽ con cua bị bẽ cả 2 càng đau quá nên nó lồng
lộn trút hận thù lên bọn cá rô và cá trê trong đụt, làm bọn chúng hoảng loạn vùng vẫy tưng bừng,
nước bùn tung tóe lên đầy mặt mày tôi. Với phản xạ tự nhiên, tôi vội dùng hai bàn tay che mặt
lại để tránh nước dơ bắn vào mắt.Nhưng Mỹ Linh tưởng là tôi bị “đui mắt” nên cô ta vội chạy
xuống, xắn ống quần, xáp lại gần và kéo hai bàn tay tôi ra, rồi cô chúm môi thổi phù phù vào mắt
tôi. Được thể, tôi cứ nhắm riết mắt lại để cho cô tùy tiện (vuốt ve đôi má của chàng trai mới lớn
và rất nhát gái!) Vì nhắm mắt lâu quá nên mỏi rồi cũng phãi mở và cười hì hì kiểu “Đắc Thắng!”
(Tôi nợ hai tiếng cảm ơn Người từ đó) Mỹ Linh ngượng vì bị mắc lừa nên mắng yêu với cái nguýt sắt như dao mới mài: Đồ Quỷ! Làm người ta hết hồn! Từ đó tình “láng giềng” và “tình Đồng Môn” ngày càng đậm đà hơn. Tôi nghĩ, Con gái Tây học sống rất ư là “tự nhiên” không mấy e ngại khi tiếp cận với con trai như trường hợp nầy. Đó là lần đầu tiên tôi “bị” con gái vuốt ve trên khuôn mặt mình. Cảm nghĩ thật là khó nói.
********
Sau khi thi DEPCI xong, tôi cố xin “thầy” cho tôi để tiếp tục học thêm. Thầy thấy tôi siêng
năng và ham học nên thầy rất vui, chấp thuận liền. Tuy nhiên, bóng gió thì thầy cũng
khuyên răng: “Tuy là con có trình độ văn hóa nhưng hiểu biết tổng quát và kinh nghiệm đời
thì chưa có là bao.Vì vậy cần thời gian để “tôi luyện” hầu tránh vấp ngã đáng tiếc sau nầy. Con
không nên dính dáng tới việc gì khác khiến bị phân tâm mà xao lãng việc học hành.Khi nói
ra điều nầy, có thể thầy đã đánh hơi có gì đó giửa ML và tôi! Thực tình đối với bản thân thì tôi
chỉ coi việc ấy như là “quen biết” chứ chưa vượt qua ranh giới đó. Tôi thủ phận nghèo nhưng có
lẽ ML đang nghĩ khác.
*************
Khuya ngày 7 rạng 8 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công và chiếm các căn cứ quân sự và Trụ sở hành chánh của Pháp khắp thủ đô vương quốc Cao Miên và ông HVT cũng mất tích trong biến cố đó. Thế là tôi như cây bị tróc gốc, không còn nhựa sống. Để tìm nguồn sống tạm bợ, cả gia đình hồi hương nguyên quán. Chúng tôi mỗi người mang một gói tư trang và âm thầm xuống bến tàu đò (Mekong) để về Sài gòn. Như trốn tránh, chúng tôi âm thầm rời nhà trọ trong đêm nên không tiện thông tin cho bất cứ ai kể cả ML.

Nhưng dường như “duyên số” có sự ràng buộc vô hình nào đó nên tháng 8 năm 1953, tôi dẫn
khóa sinh xuống Bình Thủy (Cần Thơ) để thực tập chiến trường Sông Nước Hậu Giang trong 2
tuần lễ thì Kỷ Niệm Ngày Xưa lại hiện về trong một sự tình cờ! Hôm đó là Ngày Cuối Stage, tôi
hướng dẫn SVSQ Khóa IX Đà Lạt lên thị xã Cần Thơ với tính cách “thăm Dân cho biết sự tình”.
Tôi để họ tự do dạo phố và chỉ hẹn giờ tập trung tại Bến Ninh Kiều để trở về Bình Thủy Ai cũng nói Bến Ninh Kiều thơ mộng và đẹp ở đây cũng là biểu tượng của Đời Sống Sông Nước Miền Tây, nên tôi xách máy ảnh đi dọc Bến Ninh Kiều, chụp rất nhiều phong cảnh và sinh hoạt ở đây. Tôi chợt thất tấm bảng trước cửa tiệm Kim Hoàn với hai chữ MỸ LINH, tên của cửa tiệm, tự nhiên tiềm thức của tôi nhắc đến tên người con gái láng giềng ở Xóm Gò Cát (Boulevard Miche- Phnom Penh) ngày nào.Tôi men lại gần và liếc nhìn vào bên trong, tôi thấy vóc dáng của một người phụ nữ có vẽ như là Chủ Tiệm – và trông quen quen -.Tôi manh dạng bước vào như một khách hàng để xem những món nữ trang đang chưng bày trong tủ kính mà cũng vừa tìm hiểu xem người phụ nữ nầy có quen không. Khi tôi đang chăm chú xem một tượng Phật bằng ngà voi bịt vàng ròng thì người phụ nữ đó tiến lại gần tôi hơn và lên tiếng:
“Chào quan!” (lúc đó tôi là Trung úy nhưng mang 2 vạch như “lon” Pháp)
Tôi vội ngẩng đầu lên đáp lễ nhưng chưa kịp nói lời nào thì cô ấy bồi thêm: “Quan mua một món
đem về tặng bà nhà đi. Chắc là quan bà vui lắm đó. Tôi tính giá phải chăng cho”.

Vừa nói tới đây thì cô ấy nhìn sửng tôi và thốt lên: “Trời ơi Anh Th..!
Tôi đang phân vân thì ML mời tôi vào ngồi ở một bàn nước đàng sau quầy hàng. Tôi cảm ơn và
xin phép ngồi xuống nhưng vẫn còn đang bỡ ngỡ thì ML nói: Quan không nhận ra tôi cũng phải
vì quan có bao giờ muốn ghi nhớ hình ảnh người học trò mà quan dạy kèm ngày xưa đâu! Đã
tám năm hơn trôi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhất là một cuộc Đổi Đời, từ một anh hàn sĩ đã trở thành một ông quan võ mà giờ đây người dân ở đây đều kính trọng trong cách xưng hô: “QUAN.”

Xin lỗi! Sao tôi vô tâm một cách vụng về đến vậy chứ? Cô phiền trách cũng phải vì tôi đâu có ngờ là cô lại có mặt ở đây.

ML ngắt ngang: cũng như tôi lúc mới trông thấy dáng của anh, tôi cững phân vân, không ngờ
anh lại làm đươc tới quan hai.Với giọng hóm hỉnh như ngày nào, ML nói: Vậy là một huề nghen.

Xin phép cho tôi hỏi chuyện riêng tư của ML, được hông (không)?
Tôi vẫn là tôi mình ênh vì không quên được hình bóng người xưa nên tôi không lập gia đình. Ba
má và em tôi về đây từ tháng 8,1945 và mua lại tiệm kim hoàn nầy cho tôi buôn bán vì ông bà
không muốn cho tôi làm nghề gõ đầu trẻ.

……….

Năm 1958, Nhân chuyến về phép của đại úy Nguyễn văn Điều (gốc Thị Xã Cần Thơ) ML gởi
cho tôi một tượng Phật Quan Âm, khắc từ nanh heo rừng (mua của Miên) và bọc bằng một chỉ
vàng y, gởi tặng cho tôi với lời chúc “May Mắn.”Ky niem mot thoi.mp3 Hiện giờ (11-2009) tôi vẫn trân quý món quà vì hai lẽ: Đức tin Quan Thế Âm và ân tình của ML dành cho tôi. Tôi thầm cầu nguyện Phật Bà Quan Âm phù trì gia độ cho Người Phụ Nữ giàu lòng Vi Tha ML.


PHỤ BẢN:
http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=5775

Cá linh mùa nước nổi
Ngày cập nhật: 29-08-2008
“Nước không chưn sao kêu nước đứng
Cá không thờ sao gọi cá linh”
Trong quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam của học giả Vương Hồng Sển có kể câu chuyện thời vua Gia Long bôn tẩu. Từ Vàm Nao (An Giang) sắp khởi hành ra biển thì bất ngờ có đàn cá nhỏ nhảy vào thuyền. Vua không đi vì cho đó là điềm gở báo trước. Sau biết được có quân Tây Sơn mai phục sẵn, vua bèn cho đặt tên loài cá ấy là cá “linh” để tỏ lòng tri ân. Đấy chỉ là giai thoại mà thôi.

Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, theo quy luật vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện cá linh non đầu mùa, từ thượng nguồn trôi theo dòng nước để lớn dần. Kế tiếp, mùa lũ từ nguồn nước Biển Hồ (Campuchia) đổ về Hồng Ngự (Đồng Tháp) để ra các nhánh kênh, sông miền Tây. Thường bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, đôi khi sớm hơn. Thời điểm này cá linh đã “già cá”, mập béo, nhiều thịt, giàu chất đạm dinh dưỡng. Chúng to cỡ ngón chân cái, vây và đuôi màu vàng nhạt. Do có nhiều hình dạng nên chúng còn có các tên: linh rìa, linh ống, linh cám... Bà con ven bờ chuẩn bị các phương tiện: vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng... để đánh bắt và lu, khạp, muối hột để ủ cá linh tại chỗ. Ở đầu vàm sông Bình Thủy (Cần Thơ) neo đậu nhiều ghe lớn để đong cá linh bằng giạ như đong lúa. Cá tươi sống nhảy xoi xói, người ta nhặt sạch rêu rác, rửa rồi đổ ngay vào lu, rắc muối theo tỷ lệ 3 kg/giạ (40 lít). Đem phơi nắng tốt chừng 3 ngày, dùng cây trộn đều, rắc thêm muối cho đủ độ mặn, đậy thật kín. Sau ba tháng, cho nước vào nấu sôi, lọc lấy nước mắm cốt có màu đỏ tươi. Để nguội cho vào chai nút lại, phơi chừng hai nắng để giữ màu đặc trưng, dùng ăn sống rất thơm ngon. Cá linh ủ càng lâu, nước mắm càng đậm đà hương vị. Xác mắm còn lại, thêm nước, muối nấu lần hai, lần ba, lọc lấy nước mắm dùng nêm hay kho. Nước mắm cá linh đặc biệt thơm ngon nhờ ủ lúc còn sống có chất máu, da tươi là yếu tố trội hơn so với nước mắm cá đồng (làm bằng nguyên liệu cá lóc, rô, sặt...). Người dân ở miệt núi Sam, Tịnh Biên (An Giang) có truyền thống làm nước mắm cá linh từ bao đời nay...

Cá linh thịt mềm, béo, dễ chế biến món ăn. Dùng kẹp tre nướng tươi, kho lạt sả ớt, kho mía rục xương, nấu chua ngọt với khóm, cà hoặc tẩm bột chiên giòn... Lại còn món mắm kho cá linh ăn với bông súng, rau đắng, rau ngổ, cần nước, kèo nèo... rất khoái khẩu. Nhưng đặc sắc nhất và khó quên nhất là món canh chua cá linh nấu với bông so đũa. So đũa không kén đất, dễ trồng, mau lớn, thân dùng trồng nấm mèo, làm chất đốt. Khi đến mùa cá linh thì bông so đũa trổ từng chùm trắng xóa lủng lẳng như mời gọi cùng kết hợp thưởng thức. Sáng sớm bông nở tươi rói cong bốn cánh trông như cánh bướm, tha hồ dùng sào móc hái. Nấu nước sôi, giằm me, nêm gia vị, cho cá linh cùng bông so đũa vào vừa chín tới, rắc rau thơm... ăn chấm nước mắm ngon, muối ớt, mắm ruốc tùy sở thích. Vị béo của cá linh, vị ngọt hơi đắng tự nhiên của bông so đũa hòa quyện trong bữa cơm gia đình ấm cúng.

NGUYỄN – KIM